Hành lý miễn cước
Khối lượng hành lý miễn cước (một người): 7kg. Khối lượng hành lý này đã bao gồm cả hành lý ký gửi và hành lý xách tay. Mỗi túi không vượt quá kích cỡ: cao 56cm x dài 36cm x rộng 23cm
Hành lý quá cước
Hành lý quá cước sẽ được xác nhận lại tại sân bay. Phí quá cước phải trả là 100.000 VND/kg. Mỗi kiện hành lý không được vượt quá 25kg. Chúng tôi không tính phí hành lý quá cước đối với hành khách bay thuê chuyến.
Nếu hành khách đi du lịch với nhiều hành lý hơn số lượng cho phép, xin vui lòng liên hệ với bộ phận Đặt chỗ của Hải Âu theo email: [email protected] hoặc +84 (0) 962 960 689.
Cước phí lưu giữ hành lý
Chúng tôi có thể giúp bạn lưu giữ hành lý tại cơ sở của Sân bay Nội Bài. Cước phí (hành khách trả phí) được tính như sau:
|
Địa điểm lưu giữ: Văn phòng Hải Âu tại sân bay Nội Bài
Nơi nhận: Quầy A32, Tầng 2, Sảnh A nội địa, Nhà ga số 1, Sân bay Nội Bài.
Nơi giao: Tại quầy check-in hoặc cửa đên nội địa sảnh A, sân bay Nội Bài.
Liên hệ khẩn cấp Hotline: HAA sân bay Nội Bài +84 (0) 919 136 089
Danh sách các vật nguy hiểm cấm mang theo hành lý xách tay
1. Vũ khí hoặc dụng cụ được thiết kế để gây thương tích cho tính mạng con người hoặc các vật gây nên sự nhầm lẫn là vũ khí:
a) Súng ngắn, súng trường, tiểu liên, súng bắn đạn ghém, súng săn và các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự;
b) Các bộ phận cấu tạo của súng, gồm cả các loại ống ngắm;
c) Súng hơi các loại như súng ngắn, súng trường và súng bắn đạn bi, đạn sơn, đạn cao su…;
d) Súng bắn pháo sáng và súng hiệu lệnh;
đ) Súng tự chế, súng phóng lao;
e) Súng cao su;
g) Súng la-de hoặc thiết bị phát tia la-de;
h) Các vật dụng, đồ chơi giống vũ khí thật như súng, bom, mìn, lựu đạn, đạn, ngư lôi, thủy lôi…;
i) Các loại dao găm, kiếm, gươm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, tên, nỏ.
2. Các thiết bị được thiết kế để gây mê hoặc làm bất động đối tượng:
a) Các thiết bị gây sốc, vũ khí điện như súng điện và dùi cui điện;
b) Súng dùng để gây mê hoặc giết động vật;
c) Các loại bình xịt chất hóa học, bình xịt khí dùng để vô hiệu hóa hoặc gây tê liệt như bình xịt hơi cay, bình xịt dung dịch a-xít, bình xịt chống côn trùng, bình xịt khí gây chảy nước mắt.
3. Các vật sắc, nhọn có thể sử dụng được để gây thương tích nghiêm trọng:
a) Các vật được chế tạo để băm, chặt, chẻ như rìu, dao phay …;
b) Đục, rìu, cuốc chim dùng phá đá, phá băng;
c) Dao lam, dao rọc giấy;
d) Các loại dao có lưỡi dài trên 06 cm (không bao gồm cán dao);
đ) Kéo có lưỡi dài trên 06 cm tính từ trục của kéo;
e) Các dụng cụ, thiết bị tập luyện võ thuật có mũi nhọn và/hoặc cạnh sắc.
4. Các dụng cụ lao động có thể sử dụng được để gây thương tích nghiêm trọng hoặc đe dọa đến an toàn của tàu bay:
a) Xà beng; cuốc, thuổng, xẻng, mai, liềm;
b) Khoan và mũi khoan, bao gồm cả khoan bằng tay;
c) Các loại dụng cụ có lưỡi dài trên 06 cm có cán và có khả năng sử dụng làm vũ khí như tuốc-nơ-vít, tràng, đục …;
d) Các loại búa, cờ-lê, mỏ lết, kìm có chiều dài trên 10 cm;
đ) Các loại cưa, lưỡi cưa bao gồm cả cưa bằng tay;
e) Đèn khò;
g) Dụng cụ bắn vít, bắn đinh.
5. Các đồ vật, dụng cụ có thể sử dụng được để gây thương tích nghiêm trọng khi tấn công:
a) Gậy thể thao như gậy đánh bóng chày, gậy đánh gôn, gậy chơi khúc côn cầu, gậy chơi bi-a, gậy trượt tuyết …;
b) Các loại dùi cui như dùi cui cao su, dùi cui kim loại, dùi cui gỗ;
c) Dụng cụ, thiết bị tập luyện võ thuật;
d) Chân đế máy ảnh, camera, gậy, cán ô có đầu nhọn bịt kim loại có chiều dài từ 30 cm trở lên.
6. Chất nổ, chất cháy và thiết bị có thể sử dụng được để gây thương tích nghiêm trọng hoặc đe dọa an toàn của tàu bay:
a) Các loại đạn;
b) Kíp nổ, dây cháy chậm;
c) Các vật mô phỏng giống một vật nổ;
d) Mìn, lựu đạn, thiết bị nổ quân dụng khác;
đ) Các loại pháo như pháo nổ, pháo hoa, pháo bông, pháo sáng, pháo hiệu… và thuốc pháo;
e) Đạn khói, quả tạo khói;
g) Các loại thuốc nổ, thuốc súng;
h) Xăng, dầu, bình chứa nhiên liệu nạp cho bật lửa, diêm quẹt đâu cũng cháy, thiết bị có chứa ôxy lỏng;
i) Đồ uống có nồng độ cồn trên 70%.
k) Samsung Galaxy Note 7
l) Bình xịt phun sơn, dung môi pha sơn
Danh sách các vật nguy hiểm cấm mang theo hành lý kí gửi
1. Các loại vũ khí, chất gây nổ
a. Đạn, trừ trường hợp được người khai thác tàu bay chấp nhận vận chuyển như hành lý ký gửi theo các điều kiện cụ thể quy định tại Phần 8, Chương 1, Mục 1.1.2 Hướng dẫn kỹ thuật của ICAO về vận chuyển hàng nguy hiểm.
b. Các loại kíp nổ, dây cháy chậm.
c. Mìn, lựu đạn, thiết bị nổ quân dụng khác.
d. Các loại pháo như pháo nổ, pháo hoa, pháo bông, pháo sáng, pháo hiệu… và thuốc pháo.
e. Đạn khói, quả tạo khói.
f. Các loại thuốc nổ, thuốc súng.
g. Samsung Galaxy Note S7
2. Các chất dễ gây cháy
a. Xăng, dầu, bình chứa nhiên liệu nạp cho bật lửa, diêm quẹt đâu cũng cháy, bật lửa, máy lửa, thiết bị có chứa ôxy lỏng.
b. Đồ uống có nồng độ cồn trên 70%.
Danh sách các vật phẩm khác bị cấm mang lên máy bay
a. Động vật sống hoặc chết
b. Hài cốt
c. Đồ có gắn thiết bị báo động
d. Các đồ vật bị cấm vận chuyển theo các quy định hiện hành của các quốc gia và lãnh thổ mà hãng bay đi, bay đến hoặc bay qua (ma túy, chất gây nghiện,…).
đ. Các vật gây cản trở lối đi trên máy bay: bảo vệ đầu gối, võng đỡ chân.
e. Ván tự cân bằng
g. Vật liệu có tính chất từ
h. Thức ăn có mùi mạnh không đóng gói đúng cách để mùi lên máy bay (sầu riêng, mít,…)