Page Contents
MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
Thuỷ phi cơ và máy bay dân dụng được sử dụng để phục vụ những mục đích tương đối khách nhau. Trong khi máy bay là hình thức để vận tải và du lịch, đáp ứng nhu cầu về kinh tế và quân sự. Đặc biệt với công suất lớn, loại máy bay này có thể chở hành khách đi các khoảng cách xa (xuyên quốc gia) cũng như vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn.
Trong khi đó, thủy phi cơ có lợi thế hơn về địa bàn cất cánh và hạ cánh, đặc điểm kích cỡ cũng như khả năng đáp ứng nhiên liệu so với trực thăng hay máy bay mặt đất, do đó nó chủ yếu được dùng để phòng cháy và chữa cháy rừng, cứu hộ tai nạn trên biển và tuần tra, trinh sát trong hải quân. Ngoài ra, thủy phi cơ còn chuyên chở dân cư, thư tín, y tế, thực phẩm,… ở những vùng xa xôi, hải đảo; phục vụ du lịch bay tầm thấp ngắm cảnh, sử dụng làm phi cơ riêng tự chọn lịch trình,….
ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT
Thiết kế
Giống những chiếc máy bay mặt đất bình thường, nhưng có thêm một bộ cầu phao nổi gắn cố định dưới thân thay vì chỉ có một bộ hạ gầm giúp thuỷ phi cơ có thể hạ cánh ngay trên mặt nước. Điều này chính là điểm khác biệt giữa thủy phi cơ và máy bay dân dụng. Tính năng ưu việt giúp các loại máy bay này có thể phục vụ trong nhiều lĩnh vực đặc biệt.
Ngoài ra, một loại khác cũng thuộc hệ thủy phi cơ là tàu bay, dùng thân chính của phi cơ để nổi trên mặt nước bằng cách sử dụng một hoặc nhiều trái nổi gắn dưới thân hoặc cánh máy bay.
Khung cửa sổ của các máy bay trên thủy phi cơ thường lớn hơn, được thiết kế ngang, giúp tăng hiệu quả quan sát. Thủy phi cơ có thể hầu hết đều được thiết kế thêm những bộ phận chuyên biệt, ví dụ như khoang chứa nước, khoang chuyên chở hàng hóa, thiết bị tuần tra, trang bị quân sự,…
Sức chứa
Sức chứa của các máy bay chở khách thuộc các hãng hàng không dân dụng tương đối lớn có thể từ 100 đến thậm chí hơn 900 người. Khối lượng hàng hóa vận chuyển lớn nhất lên tới 672 tấn (máy bay An-225)
Trong khi đó, những chiếc thủy phi cơ lớn và hiện đại nhất thế giới chỉ có thể chở chưa đầy 100 người (máy bay AG600). Tuy nhiên, thủy phi cơ lại có những tính năng chuyên chở và khả năng chứa các vật phẩm chuyên biệt khác.
Tầm cao bay
Thông thường, máy bay thương mại dân dụng sẽ bay ở độ cao từ 28000 feet tới 35000 feet (khoảng từ 8.5km đến 10.7km) so với mặt nước biển để đảm bảo an toàn cho khách hàng (vì càng lên cao, lượng oxi càng ít). Hiệu quả nhiên liệu, dễ dàng cho phi công điều khiển với ít vật cản hơn so với ở độ cao phía dưới.
Trong khi đó, thủy phi cơ có thể bay ở những độ cao thấp hơn nhiều (300-2000m). Một phần là do kích cỡ, khối lượng cũng như mục đích sử dụng khiến nó có thể bay tầm thấp hay tầm cao mà vẫn đảm bảo đủ nhiên liệu và chất lượng bay.
Phạm vi bay
Phạm vi bay (số km bay được khi tải tối đa) khác nhau với từng loại máy bay dân dụng nhưng nhìn chung là tương đối lớn và lớn hơn so với các loại thủy phi cơ. Điều này là hoàn toàn bình thường do nhu cầu sử dụng của hai loại máy bay này là khác nhau, tất cả các thiết kế đều được tối ưu hóa cho sử dụng chuyên biệt của loại máy bay đó.
LỢI THẾ CỦA THỦY PHI CƠ
Thủy phi cơ thể kém ổn định hơn so với máy bay dân dụng, tuy nhiên khả năng cất cánh và hạ cánh trên mặt nước cũng như kích cỡ nhỏ gọn của nó giúp phi công có thể đáp máy bay ở những địa hình đa dạng hơn khi gặp phải sự cố. Ngược lại, máy bay dân dụng lại có lợi thế về vận chuyển đường dài, tải trọng, và thời gian bay.
Lợi thế khác do đặc điểm của thủy phi cơ là giúp giảm ùn tắc ở sân bay, giảm nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng rộng lớn. Ngoài ra, hạ và cất cánh trên mặt nước không ô nhiễm tiếng ồn ở những khu dân cư như ở gần các sân bay.